Bà T. cho biết bà đang uống thuốc chữa ho theo toa của bác sĩ. Đêm xảy ra sự cố,ốngthuốccảvỏngườiphụnữbịthủngdạdàbàn chân bẹt bà không bật điện, lấy tổng cộng 7 viên uống trong một lần. Một tiếng sau bà bắt đầu đau bụng dữ dội, được gia đình đưa vào bệnh viện ở địa phương, uống thuốc giảm đau nhưng không bớt.
Ngày 14.11, thạc sĩ - bác sĩ Trần Hữu Duy (Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM) cho biết chẩn đoán ban đầu bệnh nhân bị viêm dạ dày, nhiễm trùng. Kết quả chụp CT ghi nhận một vài bóng khí ở phía hạ sườn phải, gần gan. Dạ dày có dị vật nằm ở vùng hang môn vị (phần cuối của dạ dày), đâm xuyên thủng thành dạ dày.
Bác sĩ nội soi gắp dị vật, dùng kẹp clip vá lỗ thủng của dạ dày. Dị vật lấy ra là viên thuốc còn nguyên vỏ dạng hình thoi có hai đầu nhọn. Bệnh nhân hết đau bụng, sức khỏe hồi phục nhanh sau khi lấy dị vật, dự kiến xuất viện sau 3 ngày.
Bác sĩ Duy cho biết thủng đường tiêu hóa do dị vật thường xảy ra, đa phần do vô tình nuốt phải dị vật là tăm tre, xương cá, xương gà vịt... khi ăn uống, sinh hoạt. Ngoài ra, khi trẻ em chơi đồ chơi nếu không có người giám sát, trẻ có thể cho các vật nhỏ vào miệng và nuốt.
Người bệnh không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời không chỉ thủng ruột, chảy máu, nhiễm khuẩn, mà có thể gặp biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc, áp xe trung thất, thủng động mạch chủ, nguy cơ tử vong cao.
Bác sĩ Hữu Duy khuyến cáo mọi người nên quan sát trước khi ăn, uống thuốc, nhai kỹ thức ăn. Người lớn tuổi nên có người thân chăm sóc, đi khám sớm nếu có các triệu chứng đau bụng không rõ nguyên nhân để bác sĩ điều trị dễ dàng, tránh biến chứng.